08 bước lập kế hoạch content marketing

“Không lập kế hoạch – chính là đang lập kế hoạch cho sự thất bại”. Đây là một câu nói vui nhưng khá đúng trong nhiều trường hợp, và content marketing cũng không phải ngoại lệ. Sau đây là một kế hoạch 08 bước để bạn tham khảo cho chiến dịch tới của mình:

  1. Đặt mục tiêu

Bước này để trả lời câu hỏi “đạt được điều gì”, từ đó ta có thể lên kế hoạch phân bổ nguồn lực tập trung và tránh lãng phí. Ở mỗi giai đoạn, chiến lược nhất định, doanh nghiệp có những mục tiêu marketing khác nhau. Khi đặt ra mục tiêu, cần tuân thủ nguyên tắc SMART, đó là: 

  • Specific – Cụ thể, rõ ràng
  • Measurable – Đo lường, đánh giá được
  • Achievable – Khả thi
  • Realistic – Tính giải quyết vấn đề
  • Timely – Đúng thời gian

Một số mục tiêu marketing cụ thể:

  • Tăng doanh thu
  • Đưa website lên top Google, hoặc đẩy lên thứ hạng cao hơn.
  • Tăng lượt truy cập vào website.
  • Tăng niềm tin của khách hàng vào thương hiệu
  • Tăng tương tác reaction, comment, share trên Facebook
  • Tăng nhận diện để công bố sản phẩm mới
  • Gia tăng tỉ lệ mua lại của khách hàng cũ
  1. Xác định chân dung khách hàng

Tương tự, mỗi doanh nghiệp ở từng thời điểm, chiến dịch cụ thể sẽ hướng đến một tập khách hàng nhỏ khác nhau. Việc vẽ ra càng cụ thể chân dung khách hàng giúp ta xác định nội dung và cách tiếp cận, phân phối phù hợp, hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát nguồn lực.

  1. Nghiên cứu thị trường 

Quá trình này giúp hiểu về khách hàng, tính cạnh tranh và xu hướng trong ngành. Từ đó tạo ra những nội dung có giá trị phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Việc tìm hiểu đối thủ giúp doanh nghiệp chọn lọc được những kinh nghiệm tốt và chưa tốt trong việc triển khai, xây dựng nội dung, phân phối… từ đó ứng dụng vào chiến dịch truyền thông của riêng mình một cách hiệu quả.

  1. Xây dựng định hướng nội dung (Content Direction)
  • Thông điệp cốt lõi (Big idea): Ý tưởng lớn, là thông điệp xuyên suốt bạn muốn truyền tải qua các nội dung của cả chiến dịch.
  • Trụ cột nội dung (Content pillars): Các chủ đề cốt lõi được tập trung khai thác.
  • Phong cách, giọng điệu (Tone of voice): Cách thức sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh để truyền tải thông điệp.

Việc xây dựng định hướng nội dung giúp đảm bảo nội dung của bạn nhất quán, thu hút đúng đối tượng và đạt được mục tiêu đã đề ra.

  1. Lên lịch nội dung

Sau khi đã có định hướng, việc tiếp theo là sắp xếp chúng vào một lịch trình cụ thể. Lịch nội dung (content calendar) là một công cụ không thể thiếu, giúp bạn hình dung rõ ràng bức tranh tổng thể của chiến dịch, từ đó đảm bảo tiến độ sản xuất và phát hành nội dung một cách khoa học và hiệu quả. Một content calendar thường bao gồm:

  • Thời gian xuất bản dự kiến
  • Tiêu đề nội dung
  • Loại nội dung
  • Kênh phân phối
  • Người phụ trách
  • Ghi chú, lưu ý

Có thể sử dụng các công cụ như Google Sheets, Trello, các phần mềm chuyên dụng để tạo và quản lý content calendar một cách dễ dàng.

  1. Lên kế hoạch phát hành

Ở bước này, ta lựa chọn ra các kênh phân phối, thời điểm phân phối, thời gian kết thúc, tần suất phát hành… cho các nội dung đã sản xuất. Việc này cần được lên kế hoạch chi tiết dựa trên việc nghiên cứu kỹ về thói quen, hành vi của khách hàng mục tiêu. Cần đảm bảo tiến độ và chất lượng sản xuất nội dung bám sát kế hoạch phát hành để đảm bảo tính liên tục và nhất quán, từ đó mang lại hiệu quả cho chiến dịch.

  1. Phát hành và phân phối content

Đôi khi những nghiên cứu ban đầu chưa đem lại kết quả tối ưu ngay. Sau khi sản xuất, có thể đăng content thử nghiệm lên một số kênh và quan sát, đánh giá độ hiệu quả trước khi phân phối rộng hơn hoặc thu hồi, điều chỉnh nếu content chưa hiệu quả.

Một lưu ý khi phân phối content lên các kênh là cần tìm hiểu “luật chơi” của từng nền tảng sử dụng. Mỗi nền tảng đều có những quy định riêng về định dạng, dung lượng, quy tắc… khác nhau. Việc tìm hiểu và tuân thủ các quy định, quy tắc sẽ giúp tối ưu việc content tiếp cận tới khách hàng mục tiêu cũng như tối ưu trải nghiệm của khách hàng, tránh mất thời gian, tiền bạc và bỏ lỡ những thời điểm vàng trong phân phối content.

  1. Đánh giá hiệu quả và định hướng điều chỉnh

Sau mỗi chiến dịch cần có sự đo lường để đánh giá hiệu quả, ta sử dụng những KPI để đánh giá sự hiệu quả của một chiến dịch truyền thông. Sau đây là một số KPI phổ biến để đánh giá: 

  • Doanh số (từ tất cả các kênh trực tiếp, online)
  • Độ nhận diện thương hiệu: đo lường bằng lượt truy cập website, số lượt xem trang.
  • Sự gắn bó với thương hiệu: đo lường bằng số lượt đăng ký nhận bản tin, thời gian xem trang, tỉ lệ thoát trang…
  • Sự tương tác: số lượng reaction, share, comment bài viết.
  • Khách hàng tiềm năng (Leads): số người inbox, tỉ lệ chuyển đổi mua hàng…

Qua đó, người lập chiến dịch có thể đo lường cũng như đánh giá hiệu quả của chiến dịch, từ đó có những phương án điều chỉnh cho những chiến dịch sau, cũng như tham mưu với lãnh đạo về những kế hoạch marketing trong tương lai.

Kết

Vừa rồi là 08 bước cơ bản của một kế hoạch content marketing, có thể áp dụng với nhiều ngành hàng. Trong mỗi trường hợp khác nhau sẽ có những biến đổi để phù hợp với hoàn cảnh. Nhưng tựu chung lại mỗi content creator đều trải qua các bước cơ bản đó trước khi phát hành nội dung hoàn chỉnh. Việc đánh giá, điều chỉnh, tiếp tục nghiên cứu, tiếp tục sáng tạo… được thực hiện theo một vòng trong tuần hoàn, là tiền đề để content ngày càng phát triển và mang đến những giá trị mới theo từng giai đoạn và định hướng.

5 bình luận về “08 bước lập kế hoạch content marketing”

Viết một bình luận