Mười thuật ngữ quan trọng khi bắt đầu khoá học viết content

Sau đây là đề cử 10 thuật ngữ quan trọng khi bắt đầu khoá học viết content bạn nên nắm vững để phát triển sự nghiệp sau này

Thật khó để kể hết những thuật ngữ trong toàn bộ khoá học viết content. Bởì kiến thức và xu hướng luôn có sự vận động, biến đổi không ngừng. Nhưng nếu cần chọn ra 10 thuật ngữ mà một content writer sử dụng từ khi mới vào nghề cho đến lúc nghỉ hưu, thì xin được đề cử danh sách dưới đây.

1. Brief

Brief là tài liệu ngắn gọn, tóm tắt các yêu cầu và mục tiêu của dự án hoặc sản phẩm truyền thông khi có sự phối hợp từ bên thứ hai trở lên. Văn bản này cần thiết cho cả người làm sáng tạo nội dung chuyên nghiệp cũng như người tự học content marketing. Nó giúp hiểu rõ mục tiêu và các yêu cầu cụ thể, đảm bảo các bên cùng làm việc theo một mục tiêu chung nhất. Một content writer thường tiếp xúc nhiều nhất với hai loại brief. Đó là client brief (nhận từ phía khách hàng) và creative brief (khi làm việc với đội ngũ sáng tạo).

2. Chiến lược (Strategy)

Chiến lược content là một kế hoạch tổng thể dài hạn, thiết lập để đạt các mục tiêu cụ thể. Chiến lược bao gồm phân tích về thị trường, đối thủ cạnh tranh, chỉ ra những cách thức tận dụng cơ hội và tránh rủi ro khi triển khai content marketing. Vai trò của chiến lược là xác định hướng tiếp cận tổng thể, định hướng nội dung và cách thức tiếp cận đối tượng mục tiêu phù hợp để đạt được những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp/tổ chức.

3. Kế hoạch content

Kế hoạch content là một tài liệu chi tiết các bước bao gồm nguồn lực, thời gian và phương pháp được sử dụng để tạo ra, phân phối và quản lý nội dung trong một chiến dịch. Vai trò của kế hoạch là xác định một lộ trình cụ thể. Nhờ đó đảm bảo rằng mọi công việc được thực hiện hệ thống và có hiệu quả, từ việc nghiên cứu, sản xuất đến quản lý và đánh giá hiệu suất content.

4. KPI (Key Performance Indicator)

KPI (Key Performance Indicator) trong content marketing là các chỉ số dùng để đo lường và đánh giá hiệu suất của chiến lược và hoạt động content marketing. Các chỉ số này phản ánh sự tương tác của khách hàng với nội dung,  bao gồm tương tác trên mạng xã hội, lượt truy cập trang web, tỉ lệ chuyển đổi từ lượt truy cập thành hành động, sự gia tăng doanh số và doanh thu liên quan đến content marketing… KPI có vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất, là cơ sở để cải thiện hiệu quả marketing và đạt được các mục tiêu kinh doanh.

5. Target Audience

Target Audience (Đối tượng mục tiêu, thường viết tắt là TA) trong content marketing là nhóm người cụ thể mà một chiến dịch marketing hướng tới. TA được xác định dựa trên các yếu tố nhân khẩu học, tâm lý học và hành vi tiêu dùng. Việc nghiên cứu đối tượng mục tiêu giúp doanh nghiệp tạo ra các nội dung phù hợp và hiệu quả, từ đó đạt được những mục tiêu cụ thể. 

Cần phân biệt Target Audience trong content với đối tượng mục tiêu trong các khía cạnh khác của kinh doanh và marketing. Một doanh nghiệp có thể có một tệp TA rộng bao gồm tất cả những người có khả năng sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm. Tuy nhiên, trong từng chiến dịch marketing cụ thể, cần tập trung vào những nhóm nhỏ hơn với những đặc điểm và nhu cầu phù hợp với mục tiêu của chiến dịch. Đây chính là việc xác định Target Audience trong content marketing, giúp tăng cường hiệu quả của từng chiến dịch.

6. Content Calendar

Content Calendar – hay còn gọi là lịch nội dung – là một lịch chi tiết liệt kê các kế hoạch, bao gồm việc tạo ra, xuất bản và quản lý nội dung trên các kênh truyền thông trong một khoảng thời gian cụ thể. Công cụ này giúp đảm bảo nội dung được xuất bản đều đặn và đồng bộ với các mục tiêu marketing của doanh nghiệp. Theo đó, Content Calendar dù được trình bày dưới nhiều cách thức khác nhau, nhưng sẽ gồm những thành phần chính như: thời gian, chủ đề, loại nội dung, từ khóa, kênh phân phối, người phụ trách…

7. SEO

SEO (Search Engine Optimization) là quá trình tối ưu hóa nội dung, cấu trúc và trải nghiệm của các tài nguyên trực tuyến như trang web, trang mạng xã hội, các ứng dụng… Mục tiêu của SEO là cải thiện thứ hạng của các tài nguyên này trên các công cụ tìm kiếm (Google, Bing…) và chức năng tìm kiếm của các mạng xã hội (thanh tìm kiếm của Facebook, Instagram, YouTube…).  Mục tiêu cuối cùng của SEO là tăng khả năng tiếp cận, tương tác và lưu lượng truy cập tự nhiên từ các đối tượng người dùng mục tiêu.

8. Engagement (Tương tác)

Tương tác là mức độ công chúng tham gia vào các hoạt động liên quan đến content được tạo ra. Nó có thể bao gồm bình luận, chia sẻ, reaction, thảo luận… Tương tác phản ánh sự hấp dẫn và giá trị của nội dung với đối tượng mục tiêu, tạo mối quan hệ mạnh mẽ và tăng khả năng chuyển đổi của content marketing.

9. Conversion (Chuyển đổi)

Conversion (Chuyển đổi) là những hành động người dùng thực hiện khi tương tác với một nội dung. Đó có thể là: tải xuống tài liệu, đăng ký nhận thông tin, điền form, mua hàng, chia sẻ… Mục tiêu của chuyển đổi là biến người truy cập hoặc tương tác trở thành khách hàng tiềm năng, khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự.

10. CTA

CTA (Call to Action) – dịch nghĩa tiếng Việt là “kêu gọi hành động” – là một hướng dẫn rõ ràng và cụ thể dành cho người đọc, người xem thực hiện một hành động nhất định. Đó có thể là thông điệp “Đăng ký ngay”, “Tải xuống miễn phí”, “Liên hệ chúng tôi”, hoặc “Đăng ký khóa học“. Mục tiêu của CTA là chuyển đổi người dùng từ việc tương tác thụ động sang hành động tích cực, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Kết luận

Việc nắm vững mười thuật ngữ cơ bản khi bắt đầu khoá học viết content là bước đầu quan trọng cho những ai bắt đầu tìm hiểu, là nền tảng kiến thức vững chắc để tạo ra những nội dung chất lượng, đúng mục tiêu. Chúc bạn học tốt và ứng dụng hiệu quả trong tương lai.

1 bình luận về “Mười thuật ngữ quan trọng khi bắt đầu khoá học viết content”

Viết một bình luận