Trong thời đại bùng nổ thông tin, sáng tạo nội dung chất lượng mới chỉ là một nửa bước đường. Quá trình đưa content đến đúng môi trường phù hợp, đúng thời điểm, phương thức chính là chặng đường còn lại. Trong marketing, thao tác này gọi là phân phối nội dung.
Đây là quá trình không thể thiếu trong mỗi chiến lược content. Một lầm tưởng phổ biến của nhiều người viết chính là chỉ cần nội dung hay là đủ. Phần còn lại hãy để thời gian trả lời. Tuy nhiên, thực tế chứng minh rằng việc chọn đúng kênh phân phối không chỉ quyết định sự thành công của chiến dịch. Điều này còn ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần và động lực của người sáng tạo nội dung.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về các kênh phổ biến. Đồng thời đưa ra một số lời khuyên để bạn lựa chọn và phân phối nội dung hiệu quả.
Các kênh phân phối phổ biến trong sáng tạo nội dung
1. Kênh trực tuyến (Online):
- Mạng xã hội: Không gian giao lưu, kết nối và chia sẻ thông tin rộng rãi.
- Ví dụ: Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, TikTok…
- Website/blog: Trang thông tin chính thức, thể hiện sự chuyên nghiệp, góp phần xây dựng thương hiệu.
- Ví dụ: Trang tin, blog cá nhân, trang giới thiệu công ty.
- Email marketing: Gửi thư điện tử trực tiếp đến khách hàng để tiếp cận, chăm sóc và duy trì mối quan hệ.
- Ví dụ: Thư mời, bản tin định kỳ, email khuyến mại..
- PR/báo chí: Tăng độ uy tín và nhận diện thương hiệu qua các kênh truyền thông uy tín.
- Ví dụ: Bài viết PR trên các trang báo, bài phỏng vấn trên tạp chí.
- Quảng cáo trả phí: Một cách đầu tư để tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu một cách nhanh chóng.
- Ví dụ: Quảng cáo Google, quảng cáo hiển thị trên Facebook, Instagram
- Nền tảng khác: Diễn đàn (forum), cộng đồng mạng xã hội (group), podcast, webinar.
2. Kênh trực tiếp (Offline):
- Hội chợ, triển lãm: Trưng bày sản phẩm, giới thiệu dịch vụ thông qua gian hàng, tài liệu in ấn.
- Ví dụ: Brochure, tờ rơi, poster, video giới thiệu tại gian hàng.
- Sự kiện, hội thảo: Bài thuyết trình, tài liệu in ấn chia sẻ kiến thức chuyên môn.
- Ví dụ: Slide thuyết trình, tài liệu hướng dẫn.
- Gặp gỡ trực tiếp: Demo, tư vấn trực tiếp về sản phẩm, dịch vụ.
- Ví dụ: Thuyết trình về giải pháp, demo sản phẩm.
- Kênh bán hàng trực tiếp: Trưng bày sản phẩm, POSM, tư vấn tại điểm bán.
- Ví dụ: Poster, banner, standee, tờ rơi khuyến mại.
3. Các kênh khác:
- Quan hệ công chúng (PR): Thông cáo báo chí, bài viết PR.
- Ví dụ: Thông cáo báo chí về hoạt động từ thiện của công ty.
- KOLs/Influencers: Nội dung quảng bá sản phẩm, dịch vụ do KOLs/Influencers tạo ra.
- Ví dụ: Video review sản phẩm.
- Đối tác, liên kết: Nội dung quảng bá chéo giữa các đối tác.
- Ví dụ: Bài viết giới thiệu sản phẩm trên website đối tác, chương trình khuyến mãi chung.
- Nội dung do người dùng tạo (UGC): Đánh giá, hình ảnh, video của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ.
- Ví dụ: Đánh giá sản phẩm trên website, hình feedback trên mạng xã hội.
Tầm quan trọng của việc tối ưu phân phối trong sáng tạo nội dung
- Tiếp cận đúng đối tượng: Đảm bảo nội dung đến đúng người quan tâm.
- Tối ưu hóa chi phí: Tránh lãng phí ngân sách vào các kênh không hiệu quả.
- Tăng hiệu quả chiến dịch: Đạt được các mục tiêu đề ra như tăng nhận diện thương hiệu, tăng chuyển đổi, tăng doanh số.
Ví dụ: Một thương hiệu thời trang dành cho giới trẻ sẽ chọn Instagram, TikTok làm kênh phân phối chính. Một công ty B2B sẽ tập trung vào LinkedIn, email marketing và SEO.
Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn kênh
- Đối tượng mục tiêu: Hiểu rõ đặc điểm của đối tượng mục tiêu giúp chúng ta lựa chọn các kênh phù hợp nhất với họ.
- Ví dụ: Giới trẻ có xu hướng sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok. Trong khi lứa tuổi sau 35 có xu hướng cập nhật qua LinkedIn và các trang tin tức.
- Loại nội dung: Nội dung khác nhau sẽ phù hợp với những kênh khác nhau.
- Ví dụ: Bài viết phù hợp với blog, website, mạng xã hội; video dài phù hợp với YouTube; video ngắn phù hợp với TikTok.
- Mục tiêu chiến dịch: Tùy thuộc vào từng mục tiêu cụ thể ở mỗi thời điểm cụ thể, bạn cần linh hoạt lựa chọn kênh phân phối phù hợp
- Ví dụ: Mục tiêu tăng nhận diện thương hiệu nên chọn các kênh có lượng tiếp cận lớn như mạng xã hội, báo chí; để tăng chuyển đổi nên chọn các kênh có khả năng chuyển đổi cao như SEO.
- Ngân sách: Ngân sách cũng là yếu tố quan trọng quyết định bạn có thể đầu tư vào những kênh nào.
- Ví dụ: Nếu ngân sách hạn chế, tập trung vào các kênh miễn phí như mạng xã hội, tối ưu SEO. Nếu ngân sách lớn, có thể đầu tư vào Google Ads, Facebook Ads.
Những sai lầm thường gặp khi chọn kênh phân phối
- Thiếu nghiên cứu: Chọn kênh theo cảm tính hoặc xu hướng mà chưa tìm hiểu kỹ về đối tượng và tính chất kênh.
- Sử dụng quá nhiều kênh: Phân tán nội dung trên quá nhiều kênh khiến bạn khó tập trung và đạt hiệu quả vượt trội.
- Không đo lường hiệu quả: Không theo dõi và đánh giá khiến các nhận định và quyết định trở nên mơ hồ, cảm tính.
- Thiếu cập nhật: Xu hướng và hành vi người dùng thay đổi liên tục nên người làm nội dung cần cập nhật và điều chỉnh chiến lược phân phối nội dung thường xuyên.
Tạm kết
Một lưu ý rằng mặc dù phân phối là một quá trình quan trọng, mang tính quyết định trong sáng tạo nội dung. Nhưng nó chỉ thực sự phát huy khi chúng ta có nền tảng content tốt, hữu ích, chất lượng. Đồng thời, với mỗi kênh phân phối cần có những điều chỉnh phù hợp để cá nhân hóa khách hàng, tạo ra những trải nghiệm tích cực. Cuối cùng, nên hạn chế truyền thông một chiều. Thay vào đó nên thường xuyên tương tác, giải đáp những yêu cầu phát sinh của công chúng trên từng kênh cụ thể.
Dù bạn là một doanh nghiệp lớn, một startup mới thành lập, hay một cá nhân đang xây dựng thương hiệu cá nhân, việc hiểu rõ về các kênh phân phối nội dung và lưu ý sử dụng là điều không thể thiếu trong thời đại số ngày nay. Chúc bạn lập kế hoạch thành công!